Làng nghề nón lá xứ Huế

Hình ảnh người con gái Huế với tà áo dài tím và chiếc nón lá bài thơ đã đi vào tâm trí của mỗi người dân nơi đây và của du khách khi một lần đặt chân đến Huế. Để rồi ai ai cũng muốn mua lấy một chiếc nón lá xứ Huế, rong ruổi trên hành trình khám phá Huế và chụp lại những bức hình kỷ niệm với Huế cùng chiếc nón giản dị, thân thương, để rồi nhắc nhủ nhau rằng:
“Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón bài thơ làm quà.”

Image
Địa chỉ:Tây Hồ, Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa...

rên đất nước Việt Nam chúng ta hầu như ở địa phương nào cũng có nghề làm nón. Những chiếc nón được sản xuất ra với mục đích đội đầu che nắng che mưa, nhưng ở mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng trong cách sản xuất nhưng có thể nói Huế là trung tâm sản xuất nón lá của cả nước.

Nghề làm nón lá hình thành và phát triển ở Huế từ hàng trăm năm nay, với rất nhiều làng nón nổi tiếng như: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa...

Đặc trưng

Nguồn gốc nón lá Huế:
"Trở lại Huế thương bài thơ khắc trong chiếc nón..."
Nói đến nón lá Huế, ai cũng nghĩ ngay đến nón lá bài thơ. Chiếc nón lá này có nguồn gốc từ làng quê Tây Hồ thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng Tây Hồ nằm bên dòng sông Như Ý, cách thành phố Huế 12km về phía Đông. Ở làng Tây Hồ, không chỉ phụ nữ mới biết đan nón mà ngay cả những người đàn ông cũng giúp lên khung và chuốt vành nón.

Để có được chiếc nón ưng ý, người thợ làm nón Huế phải qua khoảng 15 công đoạn tỉ mỉ, đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo của người thợ. Từ lên rừng hái lá, rồi sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ...và cuối cùng là đánh bóng bảo quản, tất cả đều được thực hiện hoàn toàn thủ công.

Trên mỗi chiếc nón, người ta lại khéo léo lồng vào những tranh cắt giấy bằng hình ảnh diễn tả danh lam, thắng cảnh của Huế, nhưng hoa văn tinh tế hay những câu thơ nổi tiếng, từ đó chiếc nón lá bài thơ ra đời. Đó thật sự là một cái duyên tình cờ khi ông Bùi Quang Bặc - một nghệ nhân chằm nón lá, cũng là một người yêu thơ phú trong làng Tây Hồ đã có sáng kiến làm nên nón bài thơ, bằng cách ép những câu thơ vào giữa hai lớp lá, tôn vinh thêm vẻ đẹp của chiếc nón. Hai câu thơ đầu tiên được ông Bặc ép vào chiếc nón lá mang giọng điệu dịu dàng khiến cho lòng người du khách phương xa không khỏi vương vấn:
"Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón bài thơ làm quà".

Gọi là nón lá bài thơ vì khi soi lên ánh sáng thì bạn có thể thấy một bài thơ hay hình ảnh hoa văn được tạo nên khéo léo, bố cục cân đối hiện lên giữa hai lớp lá nón. Nón lá bài thơ vì vậy không chỉ là chiếc nón đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Chiếc nón lá được ví như vẻ đẹp của người con gái xứ Huế. Dịu dàng, e ấp nhưng ẩn chứa một vẻ đẹp hoàn hảo khiến ai cũng phải thổn thức đến nao lòng.

Dù hai lớp hay ba lớp, dù là nón bài thơ hay nón thường, thì nón Huế vẫn rất thanh mảnh. Thanh mảnh nhưng bền, như thế mới độc đáo và đáng tự hào. Có lẽ vì thế mà nón Huế rất được nhiều du khách ưu chuộng.

Tháng 8/2010, Nón lá là sản phẩm thủ công mỹ nghệ đầu tiên được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Ngày nay, các làng nghề nổi tiếng như Tây Hồ (Xã Phú Hồ), Mỹ Lam (xã Phú Mỹ, huyện Phú vang), Phú Cam, Phước Vĩnh, Đốc Sơ, Triều Tây, Hương Sơ (thành phố Huế) cho ra thị trường hàng triệu chiếc nón, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân, mà còn là món quà lưu niệm đặc sắc cho du khách bốn phương khi đến Huế.

Nón lá Huế - ảnh: Nguyễn Long
Mua gì ở Huế
Nón lá Tây Hồ Huế
Làng nghề nón lá Huế
Ơi Huế của ta
Image
Image
Image
Image

Tổng hợp và trình bày: Khám Phá Huế www.khamphahue.com.vn
Nguồn ảnh: Bảo Minh, Nguyễn Long, Internet

Bài viết khác khác

Tình đồng hương - Kết nối yêu thương và lan tỏa giá trị quê hương

Trong nhịp sống hiện đại, khi mỗi người con xa quê mưu sinh, lập nghiệp tại nhiều nơi khác nhau, tình đồng hương trở thành sợi dây kết nối thiêng liêng, giúp...

Họp mặt truyền thống hằng năm HĐH Đông Lâm tại Miền Nam 2025

Ngày 7/4/2025 nhằm ngày 10/3 âm lịch là ngày Giổ Tổ Hùng Vương, HĐH Đông Lâm tại Miền Nam tổ chức họp mặt truyền thống hàng năm tại Trung Tâm Hội Nghị và Yến...

Họp mặt HĐH Làng Sơn Tùng Miền Nam, Phường Phong Hiền năm 2025

Sáng 23/03/2025, BCH HĐH LÀNG SƠN TÙNG MIỀN NAM đã tổ chức buổi họp mặt HĐH LẦN THỨ 7 NĂM 2025 tại NHÀ HÀNG KIM DUNG - SỐ 02-03 ĐƯỜNG PASTEUR, P. BÌNH THỌ, TP. THỦ...

Những ngày họp mặt ấm áp của các Hội Làng Phong Điền 2025

Trong những tháng đầu năm 2025, các Hội đồng hương làng trực thuộc HĐH Phong Điền đã lần lượt tổ chức ngày họp mặt tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là dịp quan...
  • Uy tín hàng đầu

    Uy tín hàng đầuSản phẩm độc quyền

  • Miễn phí vận chuyển

    Miễn phí vận chuyểnNội thành TP.Hồ Chí Minh

  • Giao hàng tận nơi

    Giao hàng tận nơiThu tiền tận nhà

  • Thanh toán linh hoạt

    Thanh toán linh hoạtThanh toán sau

Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat ngay để nhận tư vấn
Gọi ngay mua hàng
Để lại lời nhắn cho chúng tôi
Top
Kết nối Huế